10 nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều ở đầu và cách điều trị cụ thể

10 nguyên nhân gây ra mồ hôi nhiều ở đầu và cách điều trị cụ thể

Đột nhiên ra mồ hôi nhiều ở đầu bất thường không chỉ khiến bạn cảm thấy phiền toái, khó chịu mà đó còn là dấu hiệu chỉ điểm sớm của một bệnh lý tiềm ẩn. Hãy cùng tìm hiểu ngay 10 nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu nhiều phổ biến và hướng điều trị cụ thể cho mỗi trường hợp trong bài viết này.

Nguyên nhân ra mồ hôi nhiều ở đầu và cách trị cho từng trường hợp

Rối loạn thần kinh thực vật

Tuyến mồ hôi dưới da bài tiết mạnh hay yếu là do hệ thần kinh thực vật chi phối. Khi hệ giao cảm – một nhánh nhỏ thuộc hệ thần kinh thực vật tăng hoạt động quá mức sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết nhiều không kiểm soát, đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều mồ hôi ở đầu. Bệnh thường có tính di truyền, nghĩa là nếu trong gia đình có người thân bị đổ mồ hôi nhiều thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật rất khó trị dứt điểm. Hiện nay, một số phương pháp tây y như tiêm botox, điện di ion, dùng thuốc ức chế giao cảm, thuốc bôi xịt ngoài da có thể giúp giảm bớt mồ hôi tạm thời, song hiệu quả lại không duy trì lâu bền và khó tránh tác dụng phụ khi dùng dài ngày.

Bởi vậy, giải pháp được đại đa số chuyên gia và người bệnh lựa chọn là sử dụng thảo dược trị mồ hôi từ đông y, đặc biệt là những thảo dược đã có nghiên cứu chứng minh tác dụng ổn định hệ thần kinh thực vật, tăng sức đề kháng, làm săn bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân như Thiên môn đông, Sơn thù du, Hoàng kỳ… để từ từ điều chỉnh lại hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể, giảm tiết mồ hôi một cách tự nhiên, bền vững. Và thực tế cho thấy, việc sử dụng viên uống Hòa Hãn Linh chứa các thảo dược trên đã mang lại kết quả rất tích cực trong điều trị chứng tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật. Bạn có thể lắng chia sẻ của người bệnh đã trải nghiệm thành công giải pháp này trong video sau:

Anh Tịnh (Hà Tĩnh) chia sẻ kinh nghiệm trị đổ mồ hôi đầu mặt bằng thảo dược

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều

Bệnh cường giáp

Dư thừa hormon tuyến giáp (cường giáp) làm tăng quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể khiến thân nhiệt tăng lên và kích thích bài tiết mồ hôi nhiều hơn kèm theo triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh, sút cân, mắt lồi, run tay…

Bệnh cường giáp có thể được điều trị bằng thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp hoặc phẫu thuật nếu có khối u làm kích thích sản xuất hormone tuyến giáp.

Tiểu đường

Những người bệnh tiểu đường thường bị tăng tiết mồ hôi bất thường ở phần thân trên như đầu, mặt, ngực, lưng…, nguyên nhân là do đường huyết tăng cao trong thời gian dài đã gây biến chứng lên hệ thần kinh thực vật, làm rối loạn chức năng tiết mồ hôi.

Để duy trì đường huyết ở ngưỡng an toàn, bạn cần tuân thủ sử dụng thuốc hạ đường huyết kết hợp với chế độ ăn kiêng khoa học, hạn chế thực phẩm chứa đường, tinh bột, chất béo bão hòa…

Rối loạn nội tiết tố

Phụ nữ khi bước sang thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh có thể gặp phải tình trạng bốc hỏa, ra nhiều mồ hôi đêm do sụt giảm nồng độ estrogen trong máu.

Để cân bằng lại nội tiết tố của cơ thể, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung nội tiết tố kết hợp cùng viên uống thảo dược Hòa Hãn Linh và tăng cường thực phẩm giàu estrogen như đậu nành. Bạn có thể lắng nghe chị Cúc (Văn Yên, Yên Bái) chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng đổ mồ hôi đầu mặt ở tuổi mãn kinh trong video sau:

Kinh nghiệm trị đổ mồ hôi đầu mặt ở tuổi mãn kinh

Ung thư

Đổ mồ hôi đầu nhiều nếu kèm theo sốt nhẹ, sụt cân nhanh, chán ăn, mệt mỏi… có thể là dấu hiệu trong một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu, u tế bào ưa crom, u lympho…

Khi thấy các biểu hiện trên, bạn nên đi khám sức khỏe tổng quát để được đánh giá chính xác nguyên nhân, tùy từng trường hợp mà bác sỹ có thể chỉ định xạ trị, hóa trị, phẫu thuật… để ức chế bệnh tiến triển.

Rối loạn lo âu

Tâm lý lo âu, căng thẳng có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh giao cảm và kích hoạt quá trình bài tiết mồ hôi. Những người bị rối loạn lo âu còn thường xuyên có biểu hiện mất tập trung, giảm hứng thú, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa….

Điều trị rối loạn lo âu cần dùng thuốc an thần kết hợp liệu pháp tâm lý nhằm giúp người bệnh ổn định tâm trạng, cải thiện tinh thần tốt dần lên.

Chứng tăng tiết mồ hôi vị giác

Là tình trạng mồ hôi đầu mặt túa ra liên tục khi ăn, ngửi mùi thức ăn hoặc thậm chí là nghĩ về thức ăn. Nguyên nhân do tổn thương nhánh thần kinh tai thái dương chi phối tuyến mồ hôi mặt và tuyến nước bọt mang tai.

Để kiểm soát chứng tăng tiết mồ hôi vị giác, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn cay, rượu bia, cà phê… và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giảm tiết mồ hôi từ thảo dược như viên uống Hòa Hãn Linh.

Nhiễm trùng

Bệnh nhiễm trùng gây đổ mồ hôi nhiều phổ biến nhất là lao phổi, ngoài ra tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể gặp trong HIV/AIDS, cúm, viêm phổi…. Đối với bệnh nhiễm trùng thì cần sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus theo đúng liệu trình để loại bỏ tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Bệnh tim mạch

Vã mồ hôi đầu mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn nhồi máu cơ tim nếu xuất hiện cùng các triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi… Đây là biến chứng tim mạch nguy hiểm, do đó cần khẩn trương gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc

Ra mồ hôi nhiều ở đầu có thể xuất hiện khi bắt đầu sử dụng một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ sốt, kháng sinh, thuốc hạ đường huyết…. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần trao đổi với bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp, khi đó mồ hôi sẽ tự hết.

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây đổ mồ hôi nhiều cùng phương pháp điều trị, hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp chi tiết ngay trong video dưới đây:

Đổ mồ hôi nhiều – Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Một số lưu ý để kiểm soát tốt tình trạng ra mồ hôi nhiều ở đầu

Bên cạnh biện pháp điều trị chuyên biệt cho từng nguyên nhân cụ thể, để kiểm soát tốt mồ hôi đầu, chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cũng rất quan trọng, bạn nên lưu ý:

– Hạn chế các chất kích thích cơ thể tiết mồ hôi như rượu bia, cà phê, trà đặc, nước tăng lực, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, gia vị tiêu, mù tạt, hành, tỏi…

– Tránh thức khuya, đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày để hệ thần kinh thực vật được nghỉ ngơi và duy trì trạng thái hoạt động tốt nhất.

– Hạn chế lo lắng, căng thẳng tinh thần. Hãy giải tỏa tâm lý bằng cách tập thể dục, đặc biệt là yoga, thiền tịnh, hít thở sâu, hoặc có thể xem phim, nghe nhạc nhẹ, gặp gỡ bạn bè…

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin nhóm B như bông cải xanh, đậu đỗ, sữa, trứng, nấm, hải sản…

Đừng chủ quan với tình trạng ra mồ hôi nhiều ở đầu bởi đằng sau đó có thể tiềm ẩn những vấn đề sức khỏe không hề đơn giản. Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn sáng tỏ hơn về nguyên nhân và hướng khắc phục khi gặp tình trạng này.

Và nếu mồ hôi đầu đang ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn, hãy liên hệ đến số điện thoai/zalo: 0988.024.366 để được tư vấn cách điều trị hiệu quả.    

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 07/10/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperhidrosis/symptoms-causes/syc-20367152

Bài viết liên quan

Bệnh mồ hôi

Ra mồ hôi tay khi ngồi điều hòa – nguyên nhân và cách trị

Bàn tay ướt đẫm mồ hôi dù đang ở trong phòng điều hòa mát lạnh chính là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với dân…

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Bệnh mồ hôi

Cách trị dứt điểm mồ hôi chân – Sự thật bạn cần biết!

Nắm bắt tâm lý của những người mắc chứng đổ mồ hôi chân dai dẳng, nhiều nhãn hàng đã đưa ra giải pháp kèm theo…

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Bệnh mồ hôi

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi có thực sự hiệu quả?

Châm cứu chữa ra nhiều mồ hôi đã được ứng dụng lâu đời trong y học cổ truyền, tuy nhiên, lợi ích, hiệu quả và…

Viết bình luận

loading
XCBS HHL 2

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày