Thiếu máu nhược sắc – Thông tin bệnh từ A – Z

Thiếu máu nhược sắc – Thông tin bệnh từ A – Z

Thiếu máu nhược sắc là bệnh rất phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Căn bệnh này có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu người bệnh chủ quan không điều trị.

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc (hypochromic anemia) là tình trạng hồng cầu trong máu có màu nhạt hơn bình thường do hàm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) giảm, đồng thời kích thước và hình dạng của hồng cầu cũng bị biến đổi.

Huyết sắc tố là một thành phần của tế bào hồng cầu, khiến cho máu có màu đỏ tươi và cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Một người được chẩn đoán thiếu máu nhược sắc khi nồng độ huyết sắc tố trung bình trong một thể tích máu (MCHC) dưới 280g/l và huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu (MCH) dưới 27 pg.

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu giảm

Triệu chứng của thiếu máu nhược sắc

Các triệu chứng thường gặp ở người bị thiếu máu nhược sắc là:

– Mệt mỏi, yếu sức

– Da xanh xao, nhợt nhạt

– Đau ngực, tim đập nhanh, khó thở

– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt

– Tay chân lạnh

– Viêm hoặc đau nhức lưỡi

– Móng tóc khô, dễ gãy

– Chán ăn, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Cảm giác thèm ăn bất thường; chẳng hạn như nước đá, bụi bẩn, đất…

Nguyên nhân gây thiếu máu nhược sắc

– Mất máu: do rong kinh, loét dạ dày, polyp đại tràng, ung thư đại trực tràng, xuất huyết tiêu hóa…

– Chế độ ăn uống thiếu chất sắt

– Rối loạn hấp thụ sắt: chẳng hạn như bệnh Celiac; phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột, dạ dày… có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất sắt trong hệ tiêu hóa.

– Nhu cầu sắt tăng trong thai kỳ, phụ nữ sau sinh, trẻ em tuổi dậy thì, người mới ốm dậy…

– Các bệnh khác như tan máu bẩm sinh thalassemia, suy tủy xương…

– Rối loạn chuyển hóa hemoglobin cho nhiễm độc chì, isoniazid…

Biến chứng của thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc nhẹ thường không gây biến chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, thiếu máu nhược sắc có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:

– Vấn đề tim mạch: Thiếu máu nhược sắc có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Tim phải bơm nhiều máu hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt có thể dẫn đến to tim, suy tim.

– Vấn đề khi mang thai: Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu nhược sắc nghiêm trọng có liên quan đến sinh non và thiếu cân ở trẻ.

– Vấn đề tăng trưởng: Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu sắt nhược sắc có thể dẫn đến thiếu máu mạn tính, chậm phát triển và suy giảm hệ miễn dịch.

Thiếu máu nhược sắc có thể gây biến chứng trên tim mạch

Điều trị thiếu máu nhược sắc

Bổ sung sắt

Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định sắt dùng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch để điều trị thiếu máu nhược sắc. Để tăng khả năng hấp thu sắt và giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng sắt, bạn cần lưu ý:

– Uống sắt khi bụng đói; uống cùng với nước ép trái cây giàu vitamin C như ổi, cam, kiwi… để hấp thu sắt tốt hơn.

– Uống sắt cách xa các loại đồ uống như cà phê, trà xanh, rượu bia, sữa… ít nhất 2 tiếng vì những thức uống này có thể cản trở hấp thu sắt.

– Tuân thủ dùng sắt theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua sắt về sử dụng.

– Theo dõi các tác dụng phụ của sắt như đau dạ dày, táo bón, nôn mửa… và thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh cho phù hợp.

Dùng Hồng Mạch Khang – viên uống bổ máu có nguồn gốc thảo dược

Để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu nhược sắc hiệu quả, bạn nên bổ sung thêm viên uống Hồng Mạch Khang chứa các thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng bổ máu, kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầuthúc đẩy lưu thông tuần máu như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân.

Duy trì sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang chỉ sau 60 ngày, 96.7% người dùng đã giảm mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mất ngủ (Theo nghiên cứu lâm sàng tại Khoa Đông y – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội).

Hồng Mạch Khang cũng là sản phẩm được nhiều dược sĩ tại các nhà thuốc đánh giá cao về tính hiệu quả và độ an toàn. Bạn có thể lắng nghe nhận định của các nhà thuốc về Hồng Mạch Khang qua video dưới đây:

Đánh giá của các dược sĩ tại nhà thuốc về Hồng Mạch Khang

Điều chỉnh lối sống

Duy trì một số thói quen sống khoa học dưới đây sẽ hỗ trợ điều trị thiếu máu nhược sắc được hiệu quả hơn:

– Bổ sung thêm sắt, acid folic, vitamin B12 qua chế độ ăn uống bằng cách tăng cường ăn nhiều thịt bò, thịt lườn gà, trứng, gan, rau xanh, bí đỏ, hạt họ đậu, nho khô…

– Đảm bảo uống đủ nước 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.

– Ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày, không thức quá khuya.

– Tránh làm việc quá sức, hạn chế lo lắng, căng thẳng kéo dài. Bạn có thể giải tỏa lo âu bằng cách nghe nhạc, xem các chương trình giải trí, trò chuyện cùng người thân…

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để thúc đẩy lưu thông tuần hoàn.

Thiếu máu nhược sắc hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bạn hãy duy trì lối sống khoa học và lựa chọn sản phẩm hỗ trợ phù hợp để ngăn chặn bệnh tiến triển và dự phòng biến chứng từ thiếu máu nhược sắc ngay từ sớm.

Xem thêm:

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ – Phát hiện sớm để tránh rủi ro

Tuần hoàn máu kém – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Ngày đăng: 13/04/2023

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Bệnh huyết áp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Bệnh huyết áp

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người.…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Bệnh huyết áp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Viết bình luận

loading
Bệnh huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày