Xinchaobacsy.com

Chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Cần làm gì để nâng cao huyết áp?

Chỉ số huyết áp là một trong hai tiêu chí quan trọng nhất để chẩn đoán bệnh huyết áp thấp. Vậy chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu? Cách xác định như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc này.

Thế nào là chỉ số huyết áp thấp?

Huyết áp là lực tác động của dòng máu lên thành động mạch khi lưu thông, chỉ số này không cố định mà thay đổi theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Với một người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số huyết áp tối ưu sẽ dao động quanh ngưỡng 120/80mmHg. Khi huyết áp tâm thu (chỉ số trên) ≤ 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) ≤ 60 mmHg, chẳng hạn như 90/60, 95/50, 85/55mmHg… thì được đánh giá là chỉ số huyết áp thấp.

Chỉ số huyết áp dưới 90/60 thì có phải bệnh huyết áp thấp không?

Thực tế, huyết áp chịu tác động của rất nhiều yếu tố, ngay cả việc đo ở những thời điểm khác nhau thì giá trị cũng đã thay đổi. Do đó, để đánh giá chính xác một người có mắc bệnh huyết áp thấp không thì không thể chỉ dựa trên chỉ số huyết áp mà cần phải theo dõi các triệu chứng đi kèm.

Nếu huyết áp thường xuyên đo được ở mức thấp, xuất hiện cùng các biểu hiện như: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, lạnh chân tay, buồn nôn, mất tập trung, mau quên, khó ngủ, nhịp tim nhanh, ngất xỉu, nhìn mờ,… thì khả năng cao đó chính là bệnh huyết áp thấp. Ngoài ra, cũng có một số người có huyết áp thấp cơ địa, nghĩa là chỉ số luôn thấp hơn 90/60mmHg, nhưng lại không gặp phải bất cứ triệu chứng gì.

Để hiểu rõ hơn về cách nhận diện triệu chứng và đánh giá chỉ số huyết áp thấp, bạn có thể lắng nghe thêm chia sẻ của chuyên gia trong video sau:

Tổng quan về bệnh huyết áp thấp

 

Nếu thường xuyên gặp triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt cùng chỉ số huyết áp thấp dưới 90/60 mmHg, bạn hãy đi khám sớm, đồng thời có thể liên hệ đến số điện thoại/zalo 0988.024.366 để được tư vấn cách khắc phục tình trạng này.  

Cần làm gì khi chỉ số huyết áp tụt thấp?

Huyết áp thấp đồng nghĩa với tình trạng giảm áp lực trong lòng mạch, khiến máu không thể lưu thông một cách bình thường. Mức giảm huyết áp càng sâu thì càng nguy hiểm, bởi lúc này, mọi cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu, đặc biệt là não và tim, có thể dẫn thiếu máu lên não, thiếu máu cơ tim, nghiêm trọng hơn là tai biến mạch máu não hoặc cơn nhồi máu cơ tim cấp. Do đó, việc thăm khám và điều trị để sớm nâng huyết áp về ngưỡng an toàn là rất cần thiết.

Tùy vào nguyên nhân làm giảm huyết áp là do bệnh tim, thiếu máu, mất nước… mà bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp nhằm loại bỏ các bệnh lý nền mắc phải. Một số loại thuốc tây như heptamyl, midorine, fludrocortison,… có thể đẩy huyết áp lên nhanh chóng, nhờ đó giảm thiểu rủi ro xảy ra, nhưng đó chỉ là cách xử trí tạm thời. Về lâu dài, người bệnh nên thực hiện theo những hướng dẫn sau để kiểm soát chỉ số huyết áp ổn định:

– Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, vì sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm giãn mạch ngoại vi tạm thời, dẫn đến hạ huyết áp đột ngột.

– Uống nhiều nước, nước có tác dụng duy trì thể tích chất lỏng trong cơ thể, từ đó ổn định huyết áp, hạn chế tình trạng tụt huyết áp do mất nước. Lượng nước nên bổ sung tối thiểu là 1.5 – 2 lít/ngày và nhiều hơn khi bị sốt, tiêu chảy hoặc đổ mồ hôi nhiều.

-Tăng cường nhóm thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, gan động vật… nhằm kích thích quá trình tạo máu bởi thiếu máu cũng là một nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp.

– Tăng lượng muối ăn vì ăn mặn sẽ giúp cải thiện chỉ số huyết áp. Tuy nhiên, chế độ ăn dư thừa muối cũng gây ra ảnh hưởng đến tim và thận, do đó, không thực hiện theo cách này nếu như chức năng tim hoặc thận không tốt.

– Tập luyện thể thao đều đặn, vận động thể chất sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện chức năng tim mạch, từ đó ổn định chỉ số huyết áp. Các bài tập như đi bộ, yoga, đạp xe, chạy… đều thích hợp cho người bị huyết áp thấp.

– Thường xuyên đo và theo dõi chỉ số huyết áp, tốt nhất là có thể tự mua máy đo huyết áp để kiểm tra tại nhà mỗi ngày.

– Sử dụng sản phẩm giúp nâng huyết áp từ thảo dược, chẳng hạn như viên uống Hồng Mạch Khang chứa thành phần Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu và điều hòa huyết áp tự nhiên. Đây là sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho người bị huyết áp thấp đã được kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho thấy hiệu quả tốt trên 96.7% người bệnh. Cụ thể là Hồng Mạch Khang giúp nâng cao và duy trì chỉ số huyết áp ổn định bền vững; đồng thời làm giảm rõ rệt triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng… chỉ sau 60 ngày sử dụng.

Để có thêm kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của bác Phạm Hồi (Vân Du, Ân Thi, Hưng Yên) ngay trong video sau:

Bác Hồi chia sẻ cách nâng huyết áp từ 76/56 lên 110/90 chỉ sau 3 tháng

Nhận diện chỉ số huyết áp thấp và các triệu chứng bệnh không phải là khó, nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đưa huyết áp trở lại bình thường. Thực tế, mục tiêu đó hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm, kết hợp cùng lối sống lạnh mạnh để duy trì huyết áp ổn định.

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm chữa huyết áp thấp hiệu quả tại nhà

Cách nhận diện các triệu chứng huyết áp thấp điển hình

Tổng hợp các phương pháp điều trị huyết áp thấp

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà