Bệnh lên máu có thể là khái niệm còn xa lạ với nhiều người, thực chất đây chỉ là tên gọi khác của một bệnh lý tim mạch rất phổ biến ở người cao tuổi. Vậy bệnh lên máu là gì? Cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Bệnh lên máu là gì?
Bệnh lên máu thực chất chỉ là tên gọi khác của bệnh tăng huyết áp, được chẩn đoán khi người bệnh có huyết áp tâm thu (đo được lúc tim co bóp) và/hoặc huyết áp tâm trương (đo lúc tim nghỉ) từ 140/90 mmHg trở lên.
Gần đây, khi nhận thấy những ảnh hưởng của huyết áp cao đã xuất hiện từ khi rất sớm, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã điều chỉnh lại chỉ số chẩn đoán này ở mức thấp hơn là 120/80 mmHg.
Bảng phân loại tăng huyết áp
Nguyên nhân gây bệnh lên máu
Đa số người bệnh lên máu không tìm ra nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Bệnh lên máu đã được chứng minh là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ sau:
- Tuổi cao
- Bệnh tim mạch khác như xơ vữa động mạch, dị tật tim bẩm sinh…
- Tiền sử gia đình có người bị bệnh lên máu.
- Bệnh về thận như viêm cầu thận, hẹp động mạch thận…
- Bệnh nội tiết như tiểu đường, cường giáp, basedow, u tủy thượng thận…
- Căng thẳng, stress thường xuyên.
- Thói quen lười vận động, hay ngồi một chỗ.
- Ăn uống thiếu khoa học: Ăn mặn, uống nhiều rượu, hút thuốc lá…
Bệnh lên máu gây ra những triệu chứng gì?
Bệnh lên máu hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, do đó cách duy nhất để chẩn đoán bệnh chính xác là đo huyết áp. Khi huyết áp tăng cao kịch phát (từ 180/100 mmHg trở lên), người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng sau:
- Đau đầu
- Buồn nôn, nôn
- Chóng mặt, choáng váng
- Mắt mờ, hoa mắt.
- Nóng bừng mặt
- Chảy máu cam
- Tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Khó thở
Lên máu kịch phát là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng, cần được xử trí sớm.
Cách xử trí khi huyết áp tăng cao quá mức
Khi xuất hiện các triệu chứng của tăng huyết áp kịch phát, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước xử trí sau:
- Để người bệnh nghỉ ngơi chỗ thoáng, yên tĩnh, nới rộng quần áo.
- Kiểm tra lại huyết áp bằng máy đo, nếu đúng là do cao huyết áp thì cho người bệnh dùng thuốc hạ áp tác dụng nhanh dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi. Nếu chỉ có dạng viên nang, bạn có thể chọc thủng viên nang và nhỏ 3 giọt dưới lưỡi người bệnh. Theo dõi huyết áp sau 30 phút nếu thấy vẫn cao thì nhỏ thêm 3 giọt nữa (tránh nhỏ quá nhiều một lúc vì có thể gây hạ áp quá mức).
- Nếu không có sẵn thuốc, hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Trong video dưới đây, GS. TS Phạm Gia Khải sẽ hướng dẫn bạn cách xử trí lên máu kịch phát đúng cách:
Hướng dẫn xử trí tăng huyết áp kịch phát qua tư vấn của GS. TS Phạm Gia Khải.
Biến chứng của bệnh lên máu
Người bệnh lên máu nếu không được điều trị tốt, huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, phình tách động mạch, bệnh mạch vành… Những biến chứng này có thể đến một cách bất ngờ, nhiều trường hợp không phát hiện bệnh lên máu chỉ cho đến khi gặp phải những biến chứng này.
Bệnh mạch vành – Tổng quan từ nguyên nhân đến cách điều trị hiệu quả
Giải pháp thảo dược giúp ngăn chặn biến chứng tim mạch khi bị bệnh lên máu
Điều trị bệnh lên máu
Thực hiện lối sống khoa học
- Ăn nhạt: giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày.
- Sử dụng hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc…
- Tăng cường ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám…
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, nên chọn bài tập vừa sức và yêu thích để duy trì được thói quen này thường xuyên.
- Tránh để rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng kéo dài. Một số hình thức giải trí như xem phim hài, nghe nhạc nhẹ, trò chuyện cùng người thân, tập thiền… có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt.
- Không thức khuya, tránh làm việc gắng sức.
Điều trị bằng thuốc
Thực hiện lối sống khoa học đôi khi chưa đủ để kiểm soát huyết áp, khi đó người bệnh cần phải sử dụng thuốc để đưa huyết áp trở về ổn định trong giới hạn an toàn. Các thuốc hạ áp mà người bệnh lên máu thường dùng là:
- Thuốc ức chế men chuyển: giúp thư giãn mạch máu, thường được dùng cho người có bệnh thận mạn tính.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II: dùng thay thế nhóm ức chế men chuyển khi người bệnh gặp phải tác dụng phụ ho khan quá mức.
- Thuốc chẹn kênh canxi: giúp thư giãn mạch máu, chậm nhịp tim.
- Thuốc chẹn beta giao cảm: giúp làm giảm nhịp tim và mở rộng các mạch máu để giảm huyết áp.
- Thuốc chẹn alpha: làm giảm các xung thần kinh đến các mạch máu, giảm tác dụng của các chất gây co mạch trong cơ thể.
- Thuốc đối kháng Aldosterol: giảm giữ muối và nước trong cơ thể – một trong những yếu tố gây tăng huyết áp.
- Thuốc ức chế renin: làm giảm sản xuất renin – một loại enzym được bài xuất từ thận tham gia vào cơ chế tăng huyết áp.
Sử dụng sản phẩm thảo dược – giải pháp dài hạn cho người bệnh lên máu
Lên máu là căn bệnh mạn tính đòi hỏi phải dùng thuốc dài ngày, do đó không ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận khiến họ phải đổi thuốc thường xuyên hoặc kết hợp nhiều loại thuốc.
Để giảm bớt nguy cơ gặp tác dụng phụ khi phải uống nhiều loại thuốc tây cùng lúc, đồng thời kiểm soát huyết áp hiệu quả thì sử dụng kết hợp thuốc cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ hạ áp như Vương Tâm Thống đang là hướng đi được nhiều chuyên gia Tim mạch khuyên dùng. Đó cũng là giải pháp trị bệnh lên máu mà bác Tài (0915 178 336 – thôn Lạng Uyển, xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã áp dụng thành công, mời bạn đọc theo dõi chia sẻ của bác trong video dưới đây:
Bác Tài chia sẻ cách trị bệnh lên máu, tăng huyết áp hiệu quả.
Bệnh lên máu thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo sớm nào. Do đó, người bệnh cần có ý thức cảnh giác cao, thường xuyên đo huyết áp và thăm khám sức khỏe định kỳ, duy trì lối sống khoa học để kịp thời ứng phó với căn bệnh này.