Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp khít van 2 lá – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hẹp khít van 2 lá là mức độ nặng nhất của bệnh hẹp van 2 lá. Để trị bệnh hiệu quả và thoát khỏi những biến chứng nguy hiểm khi mắc phải, người bệnh cần nắm rõ về nguyên nhân và những hướng dẫn chăm sóc điều trị trong bài viết này.

Hẹp khít van 2 lá là bệnh gì?

Hẹp khít van 2 lá là tình trạng van 2 lá không thể mở rộng như bình thường, diện tích lỗ van khi tim nghỉ vào khoảng 0.5 – 1 cm2 (chỉ số bình thường là 4 – 6 cm2 ), gây cản trở dòng máu đổ từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái, kết quả là làm giảm nghiêm trọng lưu lượng máu giàu oxy từ tâm thất trái bơm đi nuôi cơ thể.

Hình ảnh van 2 lá bình thường và hẹp khít van 2 lá

Hình ảnh van 2 lá bình thường và hẹp khít van 2 lá

* Van hai lá là loại van nằm ở lỗ thông giữa tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) và tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái), có khả năng đóng mở theo chu kì co bóp của tim để máu lưu thông theo 1 chiều nhất định từ nhĩ xuống thất.

Triệu chứng bệnh hẹp khít van 2 lá

Trong bệnh hẹp khít van 2 lá, máu bị tích tụ trong tim sau đó bị ứ tại phổi, làm xuất hiện các triệu chứng sau:

– Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động hoặc nằm xuống.

– Mệt mỏi, nhất là khi vận động nhiều.

– Sưng phù bàn chân, mắt cá chân.

– Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

– Khó chịu ở ngực hoặc đau ngực.

– Ho ra máu.

– Chóng mặt hoặc ngất xỉu.

Các triệu chứng hẹp khít van hai lá có thể xuất hiện nghiêm trọng hơn khi bạn vận động nhiều, mang thai hoặc nhiễm trùng…

Sưng phù chân là triệu chứng của hẹp khít van 2 lá

Sưng phù chân là triệu chứng của hẹp khít van 2 lá

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng của hẹp khít van 2 lá, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo tổng đài 0988.024.366 hoặc zalo 0972.053.003 để được tư vấn giải pháp trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân gây hẹp khít van 2 lá

Van 2 lá bị hẹp khít có thể do một số nguyên nhân thường gặp sau:

– Sốt thấp khớp: Sốt thấp khớp là một biến chứng do nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A nhưng không được điều trị tốt, có thể khiến cho các lá van dày lên hoặc dính lại. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp khít van hai lá (chiếm 60%).

– Vôi hóa van tim: Ở người cao tuổi, cặn canxi có thể tích tụ xung quanh van hai lá gây hẹp khít van hai lá.

– Xạ trị: Bức xạ vào vùng ngực trong điều trị một số bệnh ung thư có thể khiến van 2 lá dày lên và cứng lại.

– Các nguyên nhân khác: Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sinh ra đã bị hẹp khít van hai lá bẩm sinh. Các bệnh lý như lupus, Whipple, Fabry… cũng có thể gây ra hẹp khít van hai lá.

Các biến chứng của hẹp khít van 2 lá

Hẹp khít van hai lá không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng sau:

– Tăng áp động mạch phổi: Máu bị ứ tại phổi sẽ làm tăng áp lực trong các động mạch phổi, điều này sẽ khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn.

– Suy tim: Tăng áp động mạch phổi do hẹp khít van 2 lá khiến tâm thất phải cần phải bơm máu mạnh mẽ hơn để thắng được áp lực tại phổi, nỗ lực này lâu dần sẽ dẫn đến suy tim phải.

– Phù phổi: Máu và dịch trào ngược vào phổi sẽ gây ra phù phổi với biểu hiện khó thở dữ dội, ho ra máu…

– Rung tâm nhĩ: Sự tích tụ máu trong tâm nhĩ trái sẽ khiến cho buồng tim này giãn rộng gây ra rối loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung tâm nhĩ.

– Cục máu đông: Rung tâm nhĩ không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông tại tâm nhĩ trái. Cục máu đông từ tim có thể vỡ ra và di chuyển đến các bộ phận khác, gây ra các biến chứng tắc mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Các phương pháp chẩn đoán hẹp khít van 2 lá

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và nghe tim phổi để phát hiện tiếng thổi tim bất thường do hẹp khít van 2 lá gây ra, đồng thời kiểm tra tình trạng tắc nghẽn dịch tại phổi. Sau đó, bác sĩ sẽ quyết định những xét nghiệm nào cần thiết để chẩn đoán, chẳng hạn như:

– Điện tâm đồ (ECG).

– Chụp X-quang lồng ngực.

– Siêu âm tim qua lồng ngực.

– Siêu âm tim qua thực quản.

– Thông tim.

Điều trị hẹp khít van hai lá

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Mặc dù thuốc không khắc phục được những tổn thương tại van hai lá nhưng thuốc có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn. Một số nhóm thuốc mà bác sĩ thường chỉ định là:

– Thuốc chống đông máu: để giảm nguy cơ đông máu, phòng ngừa biến chứng cục máu đông.

– Thuốc lợi tiểu: để giảm tích tụ chất lỏng thông qua việc tăng bài tiết nước tiểu, từ đó giúp giảm bớt áp lực cho tim, giảm các triệu chứng do ứ dịch cho người bệnh hẹp khít van 2 lá.

– Thuốc chống loạn nhịp tim: giúp điều chỉnh và loại bỏ các rối loạn nhịp tim.

– Thuốc hạ áp: nhằm giảm bớt khối lượng công việc cho tim, giảm áp lực trong động mạch phổi.

– Thuốc kháng sinh: dùng để dự phòng nhiễm khuẩn khi thực hiện can thiệp có chảy máu và điều trị các ổ nhiễm khuẩn nhằm phòng ngừa sốt thấp khớp tái phát.

Giải pháp thảo dược cho người bệnh hẹp khít van 2 lá

Trong nhiều trường hợp, dùng thuốc vẫn chưa đủ để kiểm soát các triệu chứng mệt mỏi, phù chi, khó thở… do hẹp khít van 2 lá gây ra. Giải pháp tối ưu nhất lúc này để giảm nhanh triệu chứng mà không cần phải tăng liều thuốc tây đó chính là bổ sung thêm những sản phẩm thảo dược như Vương Tâm Thống.

Với các thành phần thảo dược giúp giãn mạch, hoạt huyết, chống đông máu hiệu quả như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Sơn tra, Natto… Vương Tâm Thống không chỉ giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng hẹp van mà còn là giải pháp tối ưu để dự phòng các biến chứng suy tim, cục máu đông cho người bệnh hẹp khít van 2 lá.

Phẫu thuật van 2 lá

Nong van tim

Nong van 2 lá bằng bóng qua da là thủ thuật ít xâm lấn được ưu tiên hàng đầu đối với người bệnh hẹp khít van 2 lá nhưng van tim chưa bị tổn thương quá nghiêm trọng, chưa đến mức cần phải phẫu thuật van tim.

Trong thủ thuật này, bác sĩ luồn một ống thông có gắn một quả bóng nong ở đầu và luồn theo đường tĩnh mạch đến tim. Khi đã vào vị trí van hai lá, bác sĩ sẽ bơm căng bóng để mở rộng van. Đôi khi, người bệnh phải trải qua quy trình này nhiều lần.

Sửa/ thay thế van tim

Bác sĩ phẫu thuật có thể sửa van hai lá để khôi phục lại khả năng hoạt động bình thường của van. Nếu tổn thương van tim quá nghiêm trọng và không thể khắc phục bằng sửa van, bác sĩ sẽ tiến hành thay van hai lá bằng van tim mới. Van thay thế có thể là van sinh học (làm từ van tim bò, lợn hoặc người hiến tặng) hoặc van cơ học (làm sự kim loại, sợi carbon).

Van tim nhân tạo dùng trong điều trị hẹp khít van 2 lá

Van tim nhân tạo dùng trong điều trị hẹp khít van 2 lá

Điều chỉnh lối sống

Thay đổi lối sống có thể làm giảm các triệu chứng và giúp cho tình trạng hẹp van không trở nên xấu đi. Vì vậy, người bệnh cần duy trì một số thói quen sống khoa học như:

– Ăn uống khoa học: Ăn giảm muối, cắt giảm thực phẩm giàu chất béo như thịt đỏ, trứng, nội tặng và tăng cường bổ sung chất xơ, chất béo lành mạnh từ rau quả, cá tươi, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên cám…

– Tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…

– Phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn thông thường bằng cách vệ sinh răng miệng, giữ ấm vào mùa lạnh, tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm…

– Duy trì cân nặng phù hợp: Bạn cần đạt được và duy trì cân nặng phù hợp dựa theo chỉ số BMI (18.5 – 24.9) bằng cách ăn kiêng và luyện tập thể dục.

– Tập thể dục thường xuyên: Cường độ tập luyện phải phù hợp với thể trạng của bạn, bởi tập luyện gắng sức có thể khiến các triệu chứng bùng phát mạnh mẽ hơn.

Hẹp khít van 2 lá là bệnh van tim tương đối nghiêm trọng nên bạn cần chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ, đồng thời tái khám sức khỏe định kì để phát hiện các biến chứng và kịp thời xử trí trước khi quá muộn.

Có thể bạn quan tâm:

94.12% người bệnh hẹp hở van tim hài lòng với Vương Tâm Thống

Thay van tim được bao nhiêu năm? – Bí quyết sống khỏe sau phẫu thuật

Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 10/09/2021 | Cập nhật cuối: 15/09/2021


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-stenosis/diagnosis-treatment/drc-20353165

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu? Giải pháp để kéo dài tuổi thọ

Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao, hơn nữa còn để lại nhiều di…

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Bệnh tim mạch

Dùng thuốc nam chữa bệnh mạch vành có hiệu quả không?

Ngày nay nhiều người đang có xu hướng kết hợp chữa bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng thảo dược song song với thuốc…

Bệnh tim mạch

Hẹp động mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm không nên chủ quan

Hẹp động mạch vành là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm có thể tiến triển nặng gâysuy tim, nhồi máu cơ tim, đe dọa…

Viết bình luận

loading
XCBS VTT

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày