Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, hẹp van 2 lá vẫn là bệnh van tim còn khá phổ biến. Mặc dù khởi phát âm thầm và tiến triển chậm trong nhiều năm nhưng biến chứng do hẹp van 2 lá gây ra lại vô cùng phức tạp. Hãy dành ngay 5 phút để tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây!
Tóm tắt bài viết
Hẹp van 2 lá là bệnh gì?
Hẹp van 2 lá là một dạng bệnh van tim trong đó van 2 lá (nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) không thể mở rộng mỗi khi tim tống máu qua. Kết quả là lượng máu thất trái nhận được bị thiếu hụt, kéo theo các mô và cơ quan trong cơ thể không được nhận đủ máu và chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường.
Hình ảnh tim bị hẹp van 2 lá
Nguyên nhân gây bệnh hẹp van 2 lá
Thấp tim là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hẹp van 2 lá. Bệnh cũng là hệ quả thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus nhưng không được điều trị tốt, dẫn tới những thay đổi về cấu trúc và chức năng của van tim 2 lá gây ra hẹp van. Ngoài ra, hẹp van 2 lá còn có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Dị tật tim bẩm sinh
- Bệnh tự miễn gây xơ hóa van tim như viêm khớp dạng thấp, viêm nội tâm mạc, u carcinoid…
- Tác dụng phụ sau xạ trị vùng ngực.
- Van tim bị lão hóa, lắng đọng canxi tại các mép van ở người cao tuổi.
Dấu hiệu của bệnh hẹp van 2 lá
Dưới đây là tổng hợp một số triệu chứng hẹp van 2 lá thường gặp mà bạn cần nhận diện sớm:
- Khó thở, hụt hơi, mức độ tăng lên khi bạn nằm xuống hoặc tập thể dục.
- Ho khan, đôi khi có lẫn máu.
- Đau tức ngực
- Mệt mỏi
- Phù, dấu hiệu phù dễ nhận biết nhất là mắt cá chân và bàn chân sưng to.
- Choáng váng, chóng mặt
- Tim đập nhanh, loạn nhịp.
- Đau họng, khàn giọng, khó nuốt mà không phải do bệnh đường hô hấp.
Chẩn đoán bệnh hẹp van 2 lá
Khi van 2 lá không thể đóng chặt và diện tích độ mở van đo được dưới 2.5 cm2 thì người bệnh được chẩn đoán bị hở van 2 lá. Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sỹ sẽ cần đến một số xét nghiệm như:
- Siêu âm tim
- Chụp X quang ngực
- Điện tâm đồ
- Thông tim
- Nghiệm pháp gắng sức
Phân loại hẹp van 2 lá
Để đánh giá mức độ hẹp van nặng hay nhẹ cần dựa trên nhiều thông số đo được, cụ thể theo bảng phân loại sau:
Các chỉ số | Mức độ hẹp van 2 lá | ||
Nhẹ | Vừa | Nặng | |
Chênh áp qua van 2 lá (mmHg) | <5 | 5 – 10 | >10 |
Áp lực động mạch phổi (mmHg) | <30 | 30 – 50 | >50 |
Diện tích lỗ van hai lá khi đóng (cm2) | >1.5 | 1.0 -1.5 | <1,0 |
Hẹp van 2 lá có nguy hiểm không?
Hẹp van 2 lá là bệnh van tim khá nguy hiểm với nhiều biến chứng cần ngăn chặn sớm, chẳng hạn như:
- Tăng áp động mạch phổi: Máu ứ tại tâm nhĩ gây ra áp lực cao tại động mạch phổi (động mạch dẫn máu giàu oxy từ phổi về tim).
- Suy tim: Van 2 lá hẹp làm tăng áp lực tại nhĩ trái, khiến buồng tim giãn rộng gây ra to tim và dẫn tới suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: Buồng tim giãn rộng gây ảnh hưởng đến hệ thống dẫn truyền điện trong tim và khả năng đáp ứng của cơ tim với xung điện gây ra rối loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung nhĩ.
- Cục máu đông: Máu ứ đọng tại tâm nhĩ kết hợp với rung nhĩ là yếu tố thúc đẩy hình thành cục máu đông, chúng có thể di chuyển đến mạch máu nhỏ hơn gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
- Phù phổi: Máu tích tụ tại phổi gây ra phù phổi với biểu hiện ho ra đờm lẫn máu, hụt hơi…
- Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Ước tính nguy cơ viêm nội tâm mạc ở người bệnh hẹp van hai lá là 0,17/1000 người/năm.
Cục máu đông – biến chứng tiềm ẩn từ bệnh hẹp van 2 lá
Cách điều trị hẹp van 2 lá
Dùng thuốc
Thuốc không thể khiến van 2 lá bị hẹp có thể mở rộng ra hơn nhưng lại giúp giảm nhẹ những triệu chứng của bệnh. Một số thuốc thường dùng trong điều trị hẹp van 2 lá bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu: để giảm bớt phù và ứ trệ dịch trong phổi và các chi.
- Thuốc chống đông máu: giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành và phát triển.
- Thuốc điều chỉnh rối loạn nhịp tim: thường dùng nhóm chẹn beta hoặc chẹn kênh canxi.
- Thuốc kháng sinh: dùng để dự phòng nhiễm khuẩn liên cầu và thấp khớp tái phát.
Sử dụng thảo dược
Ngoài các thuốc tây kể trên, người bệnh nên sử dụng kết hợp cùng một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng giãn mạch, chống đông máu như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Cao Natto điển hình như Vương Tâm Thống. Giải pháp này được nhiều chuyên gia Tim mạch đánh giá cao, khuyến cáo người bệnh nên áp dụng sớm từ giai đoạn đầu để ngăn hẹp van 2 lá tiến triển.
Vương Tâm Thống – giải pháp hỗ trợ cho người bệnh hẹp van 2 lá
Phẫu thuật
Tùy theo mức độ tổn thương van mà bạn có thể được chỉ định một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
- Nong van: Áp dụng trong trường hợp van tim chưa bị hư hỏng nhiều. Bác sỹ sẽ dùng ống thông tim có bóng nong ở đầu luồn theo đường mạch máu từ cánh tay hoặc bẹn lên van tim 2 lá để nong rộng van. Thông thường người bệnh cần phải tiến hành nong van nhiều lần.
- Sửa, thay van tim: Trong trường hợp van tim bị hư hỏng nặng, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ các mép van thừa hoặc thay thế bằng một van tim mới. Van tim này có thể được làm từ van tim lợn, bò, người hiến tặng (van sinh học) hoặc làm từ kim loại (van nhân tạo).
Lối sống khoa học
Để ngăn ngừa hẹp van 2 lá tiến triển nặng hơn và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm về lâu dài, người bệnh cần lưu ý thực hiện một lối sống khoa học như sau:
- Vệ sinh răng miệng, điều trị triệt để những ổ nhiễm khuẩn răng, khám nha khoa định kỳ mỗi năm 1 lần.
- Ăn giảm muối, đường, chất béo… và tăng cường rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc chưa qua tinh chế.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, lựa chọn bài tập vừa sức như yoga, đi bộ nhẹ, đạp xe… tránh vận động gắng sức.
- Bỏ hút thuốc lá, giảm bớt các đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực…
Y học ngày càng phát triển càng cho người bệnh nhiều cơ hội để điều trị hiệu quả bệnh hẹp van 2 lá. Cùng với đó chúng ta cũng cần trang bị những kiến thức bệnh và tuân thủ điều trị để bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm thiểu những rủi ro đến từ bệnh hẹp van 2 lá.
Ngày đăng: 05/08/2019
https://emedicine.medscape.com/article/155724-overview#a6